Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài không hoạt động trong 06 tháng thì có bị chấm dứt hoạt động không?
- Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài không hoạt động trong 06 tháng thì có bị chấm dứt hoạt động không?
- Ai có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động đối với văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có quyền, nghĩa vụ thế nào?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài không hoạt động trong 06 tháng thì có bị chấm dứt hoạt động không?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài bị chấm dứt hoạt động (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 49 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện như sau:
Văn phòng đại diện
…
5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Bị thu hồi giấy phép do văn phòng đại diện không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;
c) Có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
d) Thực hiện những hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép;
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài bị thu hồi do không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép thì mới thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động.
Ai có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động đối với văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài như sau:
Chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập
1. Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động theo các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 49 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 31 Nghị định này thì có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập đối với văn phòng đại diện.
Theo đó, thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động đối với văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài sẽ thuộc về người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
Tại Điều 31 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nên thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động đối với văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài sẽ thuộc về Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có quyền, nghĩa vụ thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 15/2019/NĐ-CP thì văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có các quyền, nghĩa vụ như sau:
* Quyền của văn phòng đại diện:
- Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện; tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Mở tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện;
- Có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của văn phòng đại diện:
- Triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; mục tiêu, phạm vi hoạt động, thời hạn, địa điểm được ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo bằng hình thức trực tuyến và văn bản kết quả hoạt động của văn phòng đại diện về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
- Báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan Việt Nam có thẩm quyền;
- Người đứng đầu văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
- Nhân viên nước ngoài của văn phòng đại diện có trách nhiệm thực hiện đúng mục đích nhập cảnh Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và tôn trọng các phong tục, tập quán của Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của nhân viên văn phòng đại diện sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?