Văn phòng đại diện có phải nộp tờ khai thuế GTGT không? Văn phòng đại diện có phải đóng thuế TNDN?
Văn phòng đại diện có phải nộp tờ khai thuế GTGT không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008:
Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008:
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Và Công văn 10419/CT-TTHT năm 2019 về khai thuế đối với văn phòng đại diện do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành có quy định như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty thành lập Văn phòng đại diện thì Công ty thực hiện đăng ký mã số thuế 13 số cho Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ. Văn phòng đại diện thực hiện việc kê khai, nộp thuế như sau:
+ Lệ phí môn bài: Văn phòng đại diện thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính.
+ Thuế giá trị gia tăng: Trường hợp Văn phòng đại diện không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì Công ty thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Theo đó, trường hợp Văn phòng đại diện không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì Công ty thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính.
Như vậy, trường hợp văn phòng đại diện không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì không phải nộp tờ khai thuế GTGT mà việc kê khai thuế sẽ được thực hiện tập trung tại trụ sở chính.
Văn phòng đại diện có phải nộp tờ khai thuế GTGT không? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP:
Người nộp thuế
Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Tổ chức được thành lập và hoạt động (hoặc đăng ký hoạt động) theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân kinh doanh là người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn trong trường hợp mua dịch vụ (kể cả mua dịch vụ gắn với hàng hóa, mua hàng hóa được cung cấp, phân phối theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế) trên cơ sở hợp đồng ký kết với doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc khấu trừ thuế quy định tại Khoản này.
Đồng thời, căn cứ hướng dẫn tại Công văn 10419/CT-TTHT năm 2019 về khai thuế đối với văn phòng đại diện do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành có quy định như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty thành lập Văn phòng đại diện thì Công ty thực hiện đăng ký mã số thuế 13 số cho Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ. Văn phòng đại diện thực hiện việc kê khai, nộp thuế như sau:
...
+ Thuế TNCN của người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện: Trường hợp Văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động, Công ty ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện thì Văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế TNCN, Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
+ Thuế TNDN: Trường hợp Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phân phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
Trường hợp Văn phòng đại diện không phải kê khai, nộp thuế thì Công ty không cần đăng ký chữ ký số cho Văn phòng đại diện.
Đối chiếu với các quy định trên thì văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc. Trong trường hợp này công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phân phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
Lưu ý: Trường hợp Văn phòng đại diện không phải kê khai, nộp thuế thì Công ty không cần đăng ký chữ ký số cho Văn phòng đại diện.
Công ty được đặt tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện tại một địa phương?
Việc đặt văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
...
Theo quy định, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Vì vậy, công ty có thể đặt nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương, không hạn chế về số lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu lực thi hành của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao lâu?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi rải đinh trên đường lên đến 37 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 168?
- Việc lập hồ sơ hoàn thành công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng?
- Mẫu Giấy phép xây dựng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến mới nhất? Công trình xây dựng theo tuyến gồm những công trình nào?
- Nhà giáo nước ngoài dạy bao nhiêu năm ở Việt Nam thì thuộc đối tượng được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự?