Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của văn phòng mình thì bị xử phạt ra sao?
- Văn phòng công chứng có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của văn phòng mình hay không?
- Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên thì bị xử phạt ra sao?
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với Văn phòng công chứng không không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên không?
Văn phòng công chứng có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của văn phòng mình hay không?
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2014 quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Như vậy, theo quy định nêu trên Văn phòng công chứng bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của văn phòng mình trong suốt thời gian hoạt động của Văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng không không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên thì bị xử phạt ra sao?
Theo điểm m khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
...
Như vậy, Văn phòng công chứng không không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của của văn phòng mình thì bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại các Điều 16 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với Văn phòng công chứng không không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10 và Điều 11; khoản 1 và khoản 2 Điều 12; Điều 13 và Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 15; các khoản 1, 2 và 3 Điều 16; các Điều 17, 18, 19, 20 và 21; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 22; khoản 1 và khoản 2 Điều 23; các khoản 1, 2 và 3 Điều 24; Điều 25 và Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28 và Điều 29; khoản 1 Điều 30, Điều 31; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 32; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 Chương III; Điều 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39; Điều 40; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1 và khoản 2 Điều 44; các khoản 1, 2 và 3 Điều 45; khoản 1 và khoản 2 Điều 46; các Điều 47, 48 và 49; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; khoản 1 và khoản 2 Điều 57; Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 60, 61 và 62; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và 3 Điều 79; Điều 80 và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 2 Điều 81 Nghị định này;
Theo điểm b khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
...
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với Văn phòng công chứng không không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên cuart văn phòng mình.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?