Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn gì về việc kiểm soát thủ tục hành chính?
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Văn phòng:
Lãnh đạo Văn phòng gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 (ba) Phó Chánh Văn phòng.
Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng.
Các Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng; được Chánh Văn phòng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Văn phòng:
- Ban Thư ký;
- Phòng Tổng hợp – Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Tổ chức – Hành chính;
- Phòng Truyền thông;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Bảo vệ;
- Đội xe.
2. Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Văn phòng do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Văn phòng do Chánh Văn phòng quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ bao gồm:
(1) Ban Thư ký;
(2) Phòng Tổng hợp – Kiểm soát thủ tục hành chính;
(3) Phòng Tổ chức – Hành chính;
(4) Phòng Truyền thông;
(5) Phòng Tài chính - Kế toán;
(6) Phòng Quản trị;
(7) Phòng Bảo vệ;
(8) Đội xe.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về kiểm soát thủ tục hành chính?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
9. Về kiểm soát thủ tục hành chính:
a) chủ trì rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; chủ trì nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ;
b) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
10. Về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ:
a) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật và của Bộ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật thông tin, tài liệu;
c) Quản lý và tổ chức khai thác, thông tin, tư liệu lưu trữ theo quy định.
11. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm phương tiện đi lại và điều kiện làm việc của cơ quan Bộ theo phân cấp của Bộ; thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ trong cơ quan Bộ.
...
Như vậy, trong việc kiểm soát thủ tục hành chính thì Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Chủ trì rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
Chủ trì nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ;
(2) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 1212/QĐ-BTP năm 2018 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Văn phòng với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Văn phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Văn phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà liên quan đến lĩnh vực công tác của Văn phòng thì Văn phòng có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Văn phòng với các đơn vị có liên quan, Chánh Văn phòng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thứ trưởng phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?