Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ Ngoại giao vào thời điểm nào?
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký ban hành những loại văn bản nào?
- Văn phòng Bộ Ngoại giao phải gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trong thời hạn bao lâu sau khi văn bản được ký ban hành?
- Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ Ngoại giao vào thời điểm nào?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký ban hành những loại văn bản nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký ban hành các văn bản sau đây:
(1) Quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
(2) Văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(3) Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
(4) Văn bản về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan;
(5) Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ;
(6) Văn bản thừa ủy quyền (TUQ.) cho Thủ trưởng các đơn vị giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong thời gian xác định.
(7) Ký các quyết định:
- Tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, đối với lãnh đạo cấp Tổng cục, Cục, Vụ và cấp tương đương theo quy định của pháp luật;
- Nâng lương, nâng bậc, cử đi công tác, đi học đối với lãnh đạo cấp Tổng cục, Cục, Vụ và cấp tương đương;
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
- Phong hàm ngoại giao từ cấp tham tán đến công sứ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, triệu hồi cán bộ ngoại giao từ cấp Tham tán đến Công sứ, Tổng lãnh sự, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế chính phủ và cấp tương đương ở các Cơ quan đại diện.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký ban hành những loại văn bản nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ Ngoại giao phải gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trong thời hạn bao lâu sau khi văn bản được ký ban hành?
Trách nhiệm gửi văn bản của Văn phòng Bộ Ngoại giao được quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG như sau:
Thời hạn ban hành văn bản
1. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) có trách nhiệm gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Bộ thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án, dự án, công việc, Văn phòng Bộ phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ tại cuộc họp.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Bộ họp định kỳ hàng tháng, Văn phòng Bộ gửi các đơn vị thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ tại cuộc họp.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Bộ Ngoại giao (Phòng Hành chính) có trách nhiệm gửi văn bản cho các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ Ngoại giao vào thời điểm nào?
Thời điểm phát hành văn bản của Văn phòng Bộ Ngoại giao được quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG như sau:
Phát hành văn bản, và công bố điều ước quốc tế
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ sau khi cấp có thẩm quyền ký, đồng thời tổ chức việc cập nhật vào mạng tin học diện rộng của Bộ.
2. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phát hành của Bộ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản, Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổ chức việc gửi đăng Công báo Chính phủ, mạng tin học diện rộng của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ.
3. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế có trách nhiệm tổ chức việc gửi đăng Công báo Chính phủ điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế.
4. Báo Thế giới và Việt Nam, các tạp chí của Bộ có trách nhiệm đăng danh mục, giới thiệu nội dung các văn bản quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
5. Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ sau khi cấp có thẩm quyền ký, đồng thời tổ chức việc cập nhật vào mạng tin học diện rộng của Bộ.
Lưu ý: Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phát hành của Bộ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản, Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức việc gửi đăng Công báo Chính phủ, mạng tin học diện rộng của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?