Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có được thanh lý phương tiện và trang thiết bị của cơ quan Bộ hay không?
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Văn phòng Bộ như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Bộ là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ, tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phối chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; hành chính, văn thư, lưu trữ; thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của Bộ Nội vụ; quản trị công sở, ngân sách, tài chính, kế toán - tài vụ, phục vụ hậu cần; thực hiện giúp việc Bộ trưởng, các Thứ trưởng và quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Văn phòng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng sau:
(1) Tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ;
(2) Tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phối chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng;
(3) Tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; hành chính, văn thư, lưu trữ;
(4) Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn vào hoạt động của Bộ Nội vụ;
(5) Quản trị công sở, ngân sách, tài chính, kế toán - tài vụ, phục vụ hậu cần;
(6) Thực hiện giúp việc Bộ trưởng, các Thứ trưởng và quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin cho báo chí.
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có những chức năng gì theo quy định pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có được thanh lý phương tiện, trang thiết bị của cơ quan Bộ hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Thực hiện công tác kế toán, tài vụ của cơ quan Bộ; là đơn vị dự toán cấp III của Bộ:
a) Hướng dẫn các đơn vị khối cơ quan Bộ xây dựng dự toán thu, chi các nhiệm vụ đặc thù, các dự án, đề án, chương trình Mục tiêu, đoàn ra, đoàn vào,... của cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Lập dự toán và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cơ quan Bộ; quản lý thu, chi các nguồn kinh phí thường xuyên, không thường xuyên theo quy định của Nhà nước và của Bộ;
c) Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, cải tạo trụ sở cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ;
d) Thực hiện quản lý trụ sở và tài sản của cơ quan Bộ. Tổ chức thực hiện việc mua sắm, tiếp nhận, cải tạo, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, mua mới, thay thế, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ;
đ) Tổ chức thực hiện việc kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm, lập báo cáo kiểm kê, gửi các cơ quan liên quan theo quy định. Tổ chức việc thanh lý, nhượng bán, Điều chuyển tài sản, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị của cơ quan Bộ theo quy định của Nhà nước;
e) Tổ chức công tác kế toán theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước;
g) Lập báo cáo quyết toán quý, năm theo chế độ quy định của Nhà nước gửi các cơ quan liên quan;
h) Điều chỉnh sổ sách kế toán kịp thời sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán của Bộ trưởng;
...
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được quyền tổ chức việc thanh lý dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị của cơ quan Bộ theo quy định của Nhà nước.
Chánh Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được ký các văn bản hành chính khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định về tổ chức và chế độ làm việc của Văn phòng Bộ như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
1. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ. Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
a) Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định này và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành Nội vụ thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và tổ chức khai thác thông tin phục vụ sự chỉ đạo, Điều hành của Bộ trưởng;
- Ký các văn bản hành chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng; ký thừa lệnh Bộ trưởng các báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan; ký các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo, Điều hành của Lãnh đạo Bộ;
- Được quyết định bố trí, sắp xếp công chức thuộc Văn phòng Bộ theo phân cấp của Bộ trưởng; ký hợp đồng vụ việc với người lao động theo nhu cầu công việc để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ;
- Ký hợp đồng theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Bộ trưởng. Riêng đối với các hợp đồng thực hiện trong các chương trình, đề án, đoàn ra, biên soạn chương trình, giáo trình... Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm về thủ tục thanh toán theo dự toán được phê duyệt; các đơn vị đề xuất ký hợp đồng ký nháy Hợp đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung, tổ chức nghiệm thu và kết quả công việc; Chánh Văn phòng Bộ có quyền từ chối ký các Hợp đồng không đảm bảo về thủ tục, nội dung, hình thức hoặc vi phạm quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Chánh Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được ký các văn bản hành chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng;
Được ký thừa lệnh Bộ trưởng các báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan và ký các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo, Điều hành của Lãnh đạo Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?