Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện phải áp dụng những quy định riêng nào?
Vận đơn đường biển - Ocean Bill of Lading là chứng từ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về chứng từ vận chuyển:
Chứng từ vận chuyển
1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.
5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.
Như vậy, vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.
Vận đơn đường biển - Ocean Bill of Lading là chứng từ gì? (Hình từ Internet)
Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện được quy định như thế nào?
Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện được quy định tại Điều 21 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện phải áp dụng những quy định riêng nào?
Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định tại Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
1. Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Như vậy, vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?