Vận chuyển tài liệu mật do Văn phòng Chính phủ quản lý được thực hiện như thế nào? Bảo quản tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Vận chuyển tài liệu mật do Văn phòng Chính phủ quản lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu mật như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu mật
Mọi tài liệu bí mật Nhà nước do Văn phòng Chính phủ quản lý tại khoản a Điều 4 của Quy chế này, khi vận chuyển, giao nhận nhất thiết phải thực hiện tại Phòng Văn thư (Vụ Hành chính) làm thủ tục đăng ký quản lý tài liệu mật theo quy trình thống nhất như sau:
…
4. Giao nhận, vận chuyển tài liệu mật:
a) Giao, nhận tài liệu mật giữa các khâu (người dự thảo, đánh máy, in, văn thư, giao thông viên, người có trách nhiệm giải quyết, bảo quản....) đều phải vào sổ có ký nhận giữa hai bên giao, nhận và giao nhận trực tiếp tại phòng làm việc theo quy định của Văn phòng Chính phủ.
b) Vận chuyển tài liệu mật phải có phương tiện (hòm sắt, cặp có khoá chắc chắn), không buộc sau xe đạp, mô tô. Trường hợp đặc biệt phải có lực lượng bảo vệ.
c) Vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, lực lượng giao thông thực hiện.
d) Vận chuyển, giao, nhận giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao thông ngoại giao thực hiện.
đ) Người làm công tác giao thông, vận chuyển, giao, nhận tài liệu mật phải thực hiện theo nguyên tắc gửi kín, niêm phong.
e) Khi vận chuyển phải có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn.
g) Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời.
Như vậy, khi vận chuyển, giao nhận tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý nhất thiết phải thực hiện tại Phòng Văn thư (Vụ Hành chính) làm thủ tục đăng ký quản lý tài liệu mật theo quy trình thống nhất như sau:
- Vận chuyển tài liệu mật phải có phương tiện và không được buộc sau xe đạp, mô tô. Trường hợp đặc biệt phải có lực lượng bảo vệ.
- Vận chuyển tài liệu bí mật trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, lực lượng giao thông thực hiện;
- Vận chuyển giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao thông ngoại giao thực hiện;
- Người làm công tác vận chuyển tài liệu mật phải thực hiện theo nguyên tắc gửi kín, niêm phong.
- Khi vận chuyển phải có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn.
- Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời.
Tài liệu mật (Hình từ Internet)
Bảo quản tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định như sau:
Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu mật.
1. Phòng Văn thư (Vụ Hành chính) tổ chức thống kê tài liệu bí mật Nhà nước của Văn phòng Chính phủ theo trình tự thời gian và từng độ mật, bao gồm tài liệu hiện có, mới phát sinh và được tiếp nhận.
2. Tài liệu mật sau khi giải quyết xong chuyên viên phải phân loại, sắp xếp đưa vào hồ sơ, ngoài giờ làm việc phải cất vào tủ, hòm, két sắt có khoá, bảo đảm an toàn. Đến thời hạn nộp vào lưu trữ phải nộp theo đúng thủ tục giao nhận quy định tại Điều 6 của Quy chế này và các quy định tại Quyết định số 176/BT, ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về quản lý tài liệu lưu trữ.
3. Trường hợp cán bộ phải mang tài liệu mật đi công tác, mang về nơi ở, phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép và phải đăng ký với Phòng Văn thư (Vụ Hành chính) Văn phòng Chính phủ để quản lý.
4. Tài liệu, mẫu vật độ "Tuyệt mật", "Tối mật" phải tổ chức cất giữ riêng, có phương tiện bảo quản, bảo vệ bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Theo quy định trên, bảo quản tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ được thực hiện như sau:
- Tài liệu mật sau khi giải quyết xong chuyên viên phải phân loại, sắp xếp đưa vào hồ sơ, ngoài giờ làm việc phải cất vào tủ, hòm, két sắt có khoá, bảo đảm an toàn;
- Đến thời hạn nộp vào lưu trữ phải nộp theo đúng thủ tục giao nhận quy định tại Điều 6 của Quy chế này và các quy định khác;
- Trường hợp cán bộ phải mang tài liệu mật đi công tác, mang về nơi ở, phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép và phải đăng ký với Phòng Văn thư (Vụ Hành chính) Văn phòng Chính phủ để quản lý;
- Tài liệu, mẫu vật độ "Tuyệt mật", "Tối mật" phải tổ chức cất giữ riêng, có phương tiện bảo quản, bảo vệ bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý khi hết thời gian sử dụng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP có quy định về giải mật, tiêu hủy các tài liệu mật như sau:
Giải mật, tiêu huỷ các tài liệu mật
1. Việc giải mật hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" hết thời gian sử dụng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đối với tài liệu mật mã có quy định riêng).
2. Mọi trường hợp giải mật hoặc tiêu huỷ các tài liệu bí mật Nhà nước sau 10 năm đều phải do Hội đồng gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng đơn vị, người trực tiếp quản lý các bí mật được thanh lý hoặc tiêu huỷ và cán bộ bảo mật thực hiện. Hội đồng thanh lý tiêu huỷ các tài liệu bí mật Nhà nước phải lập biên bản thống kê đầy đủ, nói rõ phương thức tiến hành, người thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện phải tuyệt đối bảo mật, không làm lộ thông tin, không để lọt tài liệu ra ngoài; tài liệu phải đốt, xé, hoặc nghiền nhỏ không thể chắp lại được.
4. Biên bản giải mật, tiêu huỷ lưu tại Vụ Hành chính Văn Phòng Chính phủ.
Như vậy, tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý khi hết thời gian sử dụng thì giải mật hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật, trong quá trình thực hiện phải tuyệt đối bảo mật, không làm lộ thông tin, không để lọt tài liệu ra ngoài; tài liệu phải đốt, xé, hoặc nghiền nhỏ không thể chắp lại được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?