Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ đương nhiên hết hiệu lực khi nào?
- Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ đương nhiên hết hiệu lực khi nào?
- Cơ quan nào phải sao gửi văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước?
- Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối trong việc quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp?
Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ đương nhiên hết hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực:
Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực
1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn khoản vay theo quy định tại Thông tư này.
2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.
Như vậy, văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn khoản vay theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Lưu ý: Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.
Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ đương nhiên hết hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào phải sao gửi văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay:
Sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay
1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) sao gửi các văn bản sau đây cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm để phối hợp theo dõi và thực hiện:
a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;
b) Văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay.
2. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) sao gửi các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay có trụ sở chính để phối hợp quản lý, theo dõi và đôn đốc báo cáo.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố sao gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để phối hợp quản lý.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm sao gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để phối hợp quản lý.
Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối trong việc quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp?
Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối trong việc quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp được quy định tại Điều 46 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Chủ trì xây dựng mô hình quản lý thông tin vay, trả nợ nước ngoài thông qua Trang điện tử.
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
- Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài phục vụ công tác xây dựng, điều hành chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam:
+ Xây dựng Tài liệu hướng dẫn người sử dụng, đăng tải và cập nhật thường xuyên trên Trang điện tử;
+ Chỉnh sửa và nâng cấp nội dung Trang điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
+ Giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử; tiếp nhận và kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng trong quá trình khai thác, vận hành Trang điện tử;
+ Hướng dẫn việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập, đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập cho các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?