Văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những ai? Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thì có cần phải có di chúc hay không?
- Văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những ai?
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản mới nhất hiện nay?
- Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thì có cần phải có di chúc hay không?
- Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản phải đáp ứng được những yêu cầu gì?
Văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những ai?
Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi cho những người sau đây:
- Người quản lý di sản;
- Những người thừa kế khác;
- Người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản mới nhất hiện nay?
Về lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản thì hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu TP-CC-25 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản mới nhất tại đây: Tại
Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Hình từ Internet)
Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thì có cần phải có di chúc hay không?
Tại Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản như sau:
Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Theo đó, không phải mọi trường hợp yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản đều phải có di chúc mà chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì người yêu cầu công chứng mới phải xuất trình bản sao di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế
Tải về Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất: Tại Đây
Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản phải đáp ứng được những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định cụ thể như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
3. Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Theo đó, người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
(1) Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự;
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
(2) Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
(3) Nếu người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
(4) Nếu người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?