Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì?
Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là tài liệu pháp lý được lập ra nhằm điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Văn bản này giúp các bên thống nhất về những thay đổi cần thiết để phù hợp với thực tế hoặc yêu cầu mới phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thông thường, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thường bao gồm các nội dung chính sau:
- Thông tin về các bên: Ghi rõ tên, địa chỉ, số giấy tờ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng.
- Thông tin về hợp đồng gốc: Nêu rõ tên hợp đồng, ngày ký, số hiệu hợp đồng và các điều khoản cụ thể sẽ được sửa đổi hoặc bổ sung.
- Nội dung sửa đổi, bổ sung: Chi tiết các điều khoản sẽ được sửa đổi, bổ sung, bao gồm:
Điều khoản nào sẽ được thay đổi.
Điều khoản nào sẽ được bổ sung.
Lý do sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).
- Cam kết của các bên: Xác nhận rằng các bên đồng ý với các sửa đổi, bổ sung và cam kết thực hiện theo những nội dung đã được điều chỉnh.
- Thời gian có hiệu lực: Ghi rõ thời điểm văn bản sửa đổi, bổ sung có hiệu lực.
- Chữ ký và dấu: Chữ ký của đại diện các bên và dấu của các bên (nếu có).
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất? (hình từ Internet)
Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng.
Thông thường, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng thường được lập dưới dạng phục lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng xây dựng.
Có thể tham khảo mẫu phụ lục sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng là văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng xây dựng dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có bao gồm văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng không?
Căn cứ Điều 142 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ hợp đồng xây dựng như sau:
Hồ sơ hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 của Luật này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có bao gồm văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng xây dựng.
Lưu ý: Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng quy định tại Điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng.
(3) Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng.
(4) Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm và kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm sau của công ty dành cho HR?
- Mẫu Biên bản đàm phán hợp đồng xây dựng mới nhất? Khi ký kết hợp đồng xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng gồm những gì? Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo Nghị định 175 ra sao?
- Không đóng phạt nguội bị xử lý thế nào 2025? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Lỗi chạy dưới tốc độ tối thiểu ô tô, xe máy 2025? Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu?