Văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi đúng không? Công khai theo hình thức nào?
Văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Thông tin phải được công khai
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi.
Văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai rộng rãi đúng không? Công khai theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Văn bản quy phạm pháp luật được công khai theo hình thức nào?
Các hình thức công khai thông tin được quy định tại Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin 2016 như sau:
Hình thức, thời điểm công khai thông tin
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì văn bản quy phạm pháp luật có thể được công khai theo các hình thức sau đây:
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đăng Công báo;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
Lưu ý: Trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin như trên bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
Văn bản quy phạm pháp luật có bắt buộc phải công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử như sau:
Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
1. Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì văn bản quy phạm pháp luật là thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
- Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF? Tải về Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF ở đâu?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 56?
- Lỗi gắn gương xe máy không có tác dụng, gương trang trí 2025 bị phạt bao nhiêu? Gương xe máy đạt chuẩn?
- Bài phát biểu chúc mừng Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027? Lời chúc mừng Đại hội chi bộ hay nhất nhiệm kỳ 2025 2027?