Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế bao gồm những văn bản nào theo quy định?
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế bao gồm những văn bản nào theo quy định?
Căn cứ Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được xác định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
...
2. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại, bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
b) Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
c) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
d) Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
đ) Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
e) Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
g) Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN.
Như vậy, văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên. Theo đó, những văn bản này là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế bao gồm những văn bản nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước được xác định là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Thời hiệu yêu cầu bồi thường
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật TNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
2. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường
a) Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
b) Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
3. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Trong đó có 02 khoảng thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế:
- Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
- Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà:
+ Chưa có người đại diện;
+ Hoặc người đại diện đã chết;
+ Hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước
1. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN.
4. Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Căn cứ theo nội dung nêu trên thì việc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện theo 05 nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?