Văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần phải có các thành phần chính nào theo quy định?
Văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần phải có các thành phần chính nào theo quy định?
Theo đó hiện nay quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thể hiện tại Điều 10 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Số, ký hiệu của văn bản.
+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản.
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Dấu, chữ ký số của Bộ GDĐT, đơn vị.
+ Nơi nhận.
- Ngoài các thành phần chính nêu trên văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
+ Phụ lục.
+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
+ Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
+ Địa chỉ cơ quan Bộ GDĐT; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại.
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
Văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần phải có các thành phần chính nào theo quy định? (hình từ internet)
Thẩm quyền ký các văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo được quy định ra sao?
Tại Điều 15 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Ký ban hành văn bản
1. Thẩm quyền ký ban hành văn bản cấp lãnh đạo Bộ
a) Bộ trưởng có thẩm quyền ký tất cả văn bản do Bộ GDĐT ban hành.
b) Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
c) Trong trường hợp đặc biệt, Lãnh đạo Bộ có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị ký thừa ủy quyền một số văn bản. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của Bộ GDĐT. Nội dung ký thừa ủy quyền phải báo cáo Lãnh đạo Bộ sau khi phát hành (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
2. Thẩm quyền ký ban hành văn bản cấp lãnh đạo đơn vị
- Bộ trưởng, Thứ trưởng giao Chánh Văn phòng, người đứng đầu đơn vị ký thừa lệnh (TL) một số loại văn bản theo quy định tại các quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, theo Quy chế làm việc và theo từng văn bản cụ thể.
- Văn bản ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng phải được Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực phê duyệt về nội dung trước khi ký ban hành. Tất cả các văn bản ký thừa lệnh Bộ trưởng đều phải gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
- Không được ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng các văn bản hành chính có nội dung mang tính quy phạm pháp luật, quyết định hành chính hoặc sự chỉ đạo bắt buộc thực hiện nếu không được ủy quyền bằng văn bản của Bộ trưởng.
- Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó của đơn vị ký thay. Văn bản ký thừa lệnh thay phải gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và người đứng đầu đơn vị (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
3. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được ký tất cả các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, phân cấp quản lý và có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Không được dùng con dấu của Bộ GDĐT để giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị (trừ khoản 2 Điều này) và không được nhân danh Bộ trưởng khi sử dụng con dấu của đơn vị.
4. Người ký ban hành văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành.
5. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
6. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số theo quy định hiện hành.
Như vậy, thẩm quyền ký các văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo được xác định theo cấp lãnh đạo, cụ thể thực hiện như tại quy định trên.
Văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo là gì? Có các loại nào?
Tại Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP giải thích về văn bản hành chính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
2. “Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
...
Đồng thời tại Điều 2 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 giải thích về văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của Bộ GDĐT và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
2. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của Bộ GDĐT.
3. “Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
4. “Văn bản đi” là tất cả các loại văn bản do Bộ GDĐT ban hành.
5. “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do Bộ GDĐT nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
...
Theo đó, văn bản hành chính thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo được hiểu là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của Bộ GDĐT.
Bên cạnh đó tại Điều 9 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về các loại văn bản hành chính thuộc Bộ này ban hành gồm:
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau:
- Quyết định (cá biệt),
- Chỉ thị,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông cáo,
- Thông báo,
- Hướng dẫn,
- Chương trình,
- Kế hoạch,
- Phương án,
- Đề án,
- Dự án,
- Báo cáo,
- Biên bản,
- Tờ trình,
- Hợp đồng,
- Công văn,
- Công điện,
- Bản ghi nhớ,
- Bản thỏa thuận,
- Giấy uỷ quyền,
- Giấy mời,
- Giấy giới thiệu,
- Giấy nghỉ phép,
- Phiếu gửi,
- Phiếu chuyển,
- Phiếu báo,
- Thư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?