Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải được phân thành bao nhiêu loại để quản lý, theo dõi theo quy định?

Tôi có thắc mắc là Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải được phân thành bao nhiêu loại để quản lý, theo dõi theo quy định? Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện đóng dấu “Công văn đến” như thế nào? - câu hỏi của anh Tiến (Long An)

Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định nguyên tắc tiếp nhận văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải như sau:

Nguyên tắc tiếp nhận văn bản đến
...
2. Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư Bộ phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có); kiểm tra, đối chiếu nơi gửi, nơi nhận, số và ký hiệu văn bản ghi trên bì phải đúng với Sổ giao nhận văn bản.
...

Theo đó, khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư Bộ Giao thông vận tải phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có);

Đồng thời kiểm tra, đối chiếu nơi gửi, nơi nhận, số và ký hiệu văn bản ghi trên bì phải đúng với Sổ giao nhận văn bản.

Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải được phân thành bao nhiêu loại để quản lý, theo dõi?

Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:

Trình tự tiếp nhận văn bản đến
Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ có trách nhiệm thực hiện theo quy định sau đây:
1. Phân loại sơ bộ các bì văn bản đến thành hai loại sau:
a) Loại phải bóc bì là các bì văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải hoặc các đơn vị tham mưu của Bộ;
b) Loại không bóc bì là các bì văn bản đến có đóng dấu chỉ các mức độ mật hoặc gửi đích danh cá nhân, Ban Cán sự Đảng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ.
2. Văn bản đến được phân thành các loại sau đây để quản lý, theo dõi:
a) Văn bản của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước;
b) Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
c) Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
d) Văn bản của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
đ) Văn bản của các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải;
e) Văn bản của các tổ chức, cá nhân khác;
g) Văn bản gửi đích danh cá nhân, Ban Cán sự đảng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ;
h) Giấy mời;
i) Đơn thư.
3. Tiến hành bóc bì văn bản đến (trừ các loại bì văn bản được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này). Việc bóc bì văn bản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Những bì có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn phải được bóc trước để giải quyết kịp thời;
b) Không gây hư hại đối với văn bản, không bỏ sót văn bản trong bì, không làm mất sổ, ký hiệu văn bản, địa chỉ cơ quan gửi và dấu bưu điện.
4. Kiểm tra văn bản trong bì, đối chiếu tài liệu có trong bì với số, ký hiệu ghi trên bì và có trách nhiệm làm Phiếu báo hoặc Phiếu gửi lại văn bản trình Chánh Văn phòng ký để thông báo cho nơi gửi văn bản trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp thiếu tài liệu (sử dụng Phiếu báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này);
b) Trường hợp văn bản đến không đúng thủ tục hành chính như gửi vượt cấp, ký và đóng dấu không đúng thẩm quyền, không đúng thể thức, bản phô tô (trừ bản fax), nhàu nát hoặc chữ mờ khó đọc (sử dụng Phiếu gửi lại văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này);
c) Đối với đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những văn bản cần phải kiểm tra, xác minh hoặc những văn bản đến mà ngày nhận văn bản cách quá xa ngày tháng của văn bản thì giữ lại bì và đính kèm với văn bản để làm bằng chứng.
...

Như vậy, văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải được phân thành các loại sau đây để quản lý, theo dõi:

- Văn bản của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước;

- Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;

- Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;

- Văn bản của các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải;

- Văn bản của các tổ chức, cá nhân khác;

- Văn bản gửi đích danh cá nhân, Ban Cán sự đảng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ;

- Giấy mời;

- Đơn thư.

Văn thư Bộ Giao thông vận tải

Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải được phân thành bao nhiêu loại để quản lý, theo dõi? (Hình từ internet)

Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện đóng dấu Công văn đến như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 5 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:

Trình tự tiếp nhận văn bản đến
Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ có trách nhiệm thực hiện theo quy định sau đây:
...
5. Đóng dấu “Công văn đến” vào khoảng trống dưới số, ký hiệu (đối với văn bản có tên loại), dưới phần trích yếu (đối với công văn) hoặc vào khoảng trống dưới ngày, tháng, năm ban hành văn bản; ghi số và ngày đến.

Theo quy định Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện đóng dấu “Công văn đến” vào khoảng trống dưới số, ký hiệu (đối với văn bản có tên loại), dưới phần trích yếu (đối với công văn) hoặc vào khoảng trống dưới ngày, tháng, năm ban hành văn bản; ghi số và ngày đến.

Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phạm vi và đối tượng kiểm tra việc thực hiện văn bản, nhiệm vụ được giao của Bộ Giao thông vận tải
Pháp luật
Tạp chí Giao thông vận tải là tổ chức chịu sự chỉ đạo, quản lý của ai? Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Giao thông vận tải như thế nào?
Pháp luật
Với tư cách là người đứng đầu Bộ, Bộ trưởng Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của ai? Có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải có phải là người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí không?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải: Giải thể Tổng cục Đường bộ Việt Nam và thành lập 02 cục: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam?
Pháp luật
Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Pháp luật
Thời hạn để các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải trình đề cương chi tiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu?
Pháp luật
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải theo thủ tục rút gọn trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? Bộ Giao thông vận tải có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giao thông vận tải
1,184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Giao thông vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Giao thông vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào