Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? Bộ Giao thông vận tải có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào?
Vị trí và chức năng của Bộ Giao thông vận tải được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 56/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/10/2022) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vị trí và chức năng của Bộ Giao thông vận tải được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 12/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Giao thông vận tải anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 12/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/10/2022).
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Bộ Giao thông vận tải có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải được căn cứ theo Điều 2 Nghị định 56/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/10/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Vụ Vận tải.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Cục Đường bộ Việt Nam.
12. Cục Đường cao tốc Việt Nam.
13. Cục Hàng hải Việt Nam.
14. Cục Hàng không Việt Nam.
15. Cục Đường sắt Việt Nam.
16. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
17. Cục Đăng kiểm Việt Nam.
18. Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
19. Trung tâm Công nghệ thông tin.
20. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.
21. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải.
22. Báo Giao thông.
23. Tạp chí Giao thông vận tải.
...
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải có 23 cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
Các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 23 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải được căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 12/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Vụ An toàn giao thông.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Vận tải.
7. Vụ Khoa học - Công nghệ.
8. Vụ Môi trường.
9. Vụ Hợp tác quốc tế.
10. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Đối tác công - tư.
13. Thanh tra.
14. Văn phòng.
15. Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
16. Cục Hàng hải Việt Nam.
17. Cục Hàng không Việt Nam.
18. Cục Đường sắt Việt Nam.
19. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
20. Cục Đăng kiểm Việt Nam.
21. Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.
22. Cục Y tế giao thông vận tải.
23. Trung tâm Công nghệ thông tin.
24. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.
25. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải.
26. Báo Giao thông.
27. Tạp chí Giao thông vận tải.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Pháp chế có 01 phòng. Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng. Thanh tra có 07 phòng. Văn phòng có 09 phòng.
Cục Hàng hải Việt Nam có Văn phòng, Văn phòng Thường trực của Ban Thư ký IMO Việt Nam, 12 phòng, 02 chi cục và 25 cảng vụ.
Cục Hàng không Việt Nam có Văn phòng, 12 phòng và 03 cảng vụ.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có Văn phòng, 08 phòng, 03 chi cục và 05 cảng vụ.
Cục Đường sắt Việt Nam có Văn phòng, 10 phòng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có Văn phòng, 14 phòng và 24 chi cục.
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông có Văn phòng, 07 phòng và 01 chi cục.
Cục Y tế giao thông vận tải có Văn phòng và 04 phòng.
Các cảng vụ hàng không, cảng vụ hàng hải và cảng vụ đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, được áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; trình Thủ trướng Chính phủ ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải có 27 cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Giao thông vận tải có thể có bao nhiêu Thứ trưởng?
Căn cứ vào Điều 38 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định như sau:
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, số lượng Thứ tưởng Bộ Giao thông vận tải là không quá 05 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?