Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?
- Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?
- Việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Việc trình, chuyển giao văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được thực hiện thế nào?
Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?
Việc kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử được quy định tại Điều 7 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:
Kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử
1. Tính toàn vẹn của văn bản điện tử là khi nội dung của văn bản điện tử không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và phát hành.
2. Văn bản điện tử được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên các thông tin cơ bản sau đây:
a) Thể thức văn bản bao gồm: Quốc hiệu và tiêu ngữ; tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản; số và ký hiệu văn bản; địa danh và thời gian ban hành văn bản; tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu, chữ ký của cơ quan, đơn vị; nơi nhận;
b) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử.
Như vậy, theo quy định, văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản sau đây:
(1) Thể thức văn bản bao gồm:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản;
- Số và ký hiệu văn bản;
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu, chữ ký của cơ quan, đơn vị; nơi nhận;
(2) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử.
Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử được quy định tại Điều 5 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:
Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử
1. Văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ.
2. Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Văn bản điện tử đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đặt chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
3. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Như vậy, theo quy định, việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(1) Văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ.
(2) Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo.
Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Văn bản điện tử đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đặt chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
(3) Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Việc trình, chuyển giao văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được thực hiện thế nào?
Việc trình, chuyển giao văn bản điện từ được quy định tại Điều 11 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:
Trình, chuyển giao văn bản
1. Văn thư cơ quan trình văn bản điện tử đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết văn bản và cập nhật vào hệ thống quản lý các thông tin như: Đơn vị hoặc người nhận; ý kiến chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản; thời hạn giải quyết; chuyển văn bản cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết.
2. Trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy thì văn thư cơ quan thực hiện trình văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành và chuyển văn bản giấy đến đơn vị hoặc cá nhân được người có thẩm quyền giao chủ trì giải quyết.
Như vậy, theo quy định, việc trình, chuyển giao văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:
(1) Văn thư cơ quan trình văn bản điện tử đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết văn bản và cập nhật vào hệ thống quản lý các thông tin như:
- Đơn vị hoặc người nhận;
- Ý kiến chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản;
- Thời hạn giải quyết;
- Chuyển văn bản cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết.
(2) Trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy thì văn thư cơ quan thực hiện trình văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành và chuyển văn bản giấy đến đơn vị hoặc cá nhân được người có thẩm quyền giao chủ trì giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?