Văn bản đến Kiểm toán Nhà nước sau khi được đăng ký phải trình đến ai để giải quyết theo yêu cầu của văn bản?
- Văn bản đến Kiểm toán Nhà nước sau khi được đăng ký phải trình đến ai để giải quyết theo yêu cầu của văn bản?
- Sau khi nhận được văn bản đến từ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
- Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết văn bản đến của các đơn vị?
Văn bản đến Kiểm toán Nhà nước sau khi được đăng ký phải trình đến ai để giải quyết theo yêu cầu của văn bản?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Trình, chuyển giao văn bản đến
1. Văn bản đến sau khi được đăng ký phải trình Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (theo sự ủy quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước) để giải quyết chuyển đến đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện, xử lý theo yêu cầu của văn bản. Nếu văn bản có nội dung quan trọng, phức tạp, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước sau đó chuyển giao cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2. Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo giải quyết, văn thư cơ quan đăng ký tiếp và chuyển văn bản đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo ý kiến chỉ đạo. Đối với văn bản chuyển đến nhiều đơn vị thì bản chính gửi đến đơn vị chủ trì, giải quyết công việc, gửi file văn bản điện tử đến các đơn vị liên quan có nhiệm vụ phối hợp hoặc thông báo để biết. Tuyệt đối không được tự ý sao, chụp, giao văn bản đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi chưa có ý kiến chỉ đạo.
3. Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác và đảm bảo bí mật nội dung văn bản. Người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản.
Như vậy, văn bản đến Kiểm toán Nhà nước sau khi được đăng ký phải trình Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (theo sự ủy quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước) để giải quyết chuyển đến đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện, xử lý theo yêu cầu của văn bản.
Nếu văn bản có nội dung quan trọng, phức tạp, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước sau đó chuyển giao cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
Lưu ý: Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác và đảm bảo bí mật nội dung văn bản. Người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản.
Giải quyết văn bản đến Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Sau khi nhận được văn bản đến từ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân giải quyết văn bản đến
a) Sau khi nhận được văn bản đến từ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết kịp thời theo thời hạn yêu cầu của Tổng Kiểm toán Nhà nước; theo thời hạn yêu cầu của văn bản hoặc theo quy định của pháp luật. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được phân công phụ trách để cho ý kiến chỉ đạo. Đơn vị được giao chủ trì chủ động đề xuất việc phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn trả lời thì thời hạn giải quyết được thực hiện theo Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước.
...
Theo đó, sau khi nhận được văn bản đến từ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết kịp thời theo thời hạn yêu cầu của Tổng Kiểm toán Nhà nước; theo thời hạn yêu cầu của văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được phân công phụ trách để cho ý kiến chỉ đạo.
Đơn vị được giao chủ trì chủ động đề xuất việc phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn trả lời thì thời hạn giải quyết được thực hiện theo Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước.
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết văn bản đến của các đơn vị?
Theo khoản 2 Điều 16 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
...
2. Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước
a) Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến của các đơn vị; tổng hợp văn bản đến đã được giải quyết hoặc đã đến hạn chưa được giải quyết để báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước về tình hình tiến độ và kết quả giải quyết văn bản đến.
b) Đối với văn bản đến có dấu “ Tài liệu thu hồi”, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, thu hồi tài liệu hoặc gửi trả lại nơi gửi theo đúng thời hạn quy định.
c) Đối với văn bản đến có đóng dấu mật, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm quản lý, chuyển giao, theo dõi theo chế độ mật.
Như vậy, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến của các đơn vị; tổng hợp văn bản đến đã được giải quyết hoặc đã đến hạn chưa được giải quyết để báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước về tình hình tiến độ và kết quả giải quyết văn bản đến.
Đối với văn bản đến có dấu “ Tài liệu thu hồi”, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, thu hồi tài liệu hoặc gửi trả lại nơi gửi theo đúng thời hạn quy định.
Đối với văn bản đến có đóng dấu mật, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm quản lý, chuyển giao, theo dõi theo chế độ mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?