Vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng thì có được lấn làn hay không? Vạch kẻ đường còn thể hiện bằng những loại nào khác hay không?
Vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng thì có được lấn làn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục G1 Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ thì:
**Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều
1. Vạch đơn, đứt nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.
2. Vạch đơn, liền nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
3. Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
4. Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
**Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều
1. Vạch đơn, đứt nét, màu trắng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.
2. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
3. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Theo đó, trong nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều khi trên mặt đường có vạch đơn, đứt nét, màu trắng thì dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.
Vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng thì có được lấn làn hay không? Vạch kẻ đường còn thể hiện bằng những loại nào khác hay không? (Hình từ Internet)
Như vậy, vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng thì hiểu rằng trường hợp này được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch (tức theo ngôn ngữ thông thường là lấn làn).
Vạch kẻ đường ngoài các loại vạch thì còn thể hiện bằng những loại nào khác hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 52.3 Điều 52 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ, quy định chung đối với vạch kẻ đường như sau:
Quy định chung đối với vạch kẻ đường
...
52.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
...
Theo đó, vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
Như vậy, ngoài các loại vạch kẻ đường thì còn thể hiện bằng những loại như chữ viết, hình vẽ.
Vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng có hiệu lực như thế nào?
Căn cứ theo Điều 55 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ, hiệu lực của vạch kẻ đường được quy định như sau:
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.
Theo đó, hiệu lực chung của các loại vạch kẻ đường là vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định.
Như vậy, vạch kẻ đường đơn nét đứt màu trắng có hiệu lực khi:
+ Sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.
+ Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
- Trình diễn drone 2025 Hồ Tây mấy giờ? Lịch Hòa nhạc ánh sáng chào năm mới 2025? Tết Âm lịch người dân được bắn pháo hoa nào?
- Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung?
- Mục đích phân loại đơn vị hành chính là gì? Việt Nam có bao nhiêu loại đơn vị hành chính theo quy định?