Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có phải là đại biểu Quốc hội không? Ủy viên phải đáp ứng các điều kiện chung nào?
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có phải là đại biểu Quốc hội không?
Theo Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
...
Đối chiếu với quy định trên thì Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được Quốc hội lựa chọn từ các đại biểu Quốc hội, do đó Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chính là đại biểu Quốc hội.
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có phải là đại biểu Quốc hội không? Ủy viên phải đáp ứng các điều kiện chung nào? (hình từ Internet)
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phải đáp ứng các điều kiện chung nào?
Theo điểm 2.4 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
Dẫn chiếu đến điểm 2.1 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn của Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
2.1. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Như vậy, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cần đảm bảo các điều kiện chung kể trên và điều kiện riêng theo quy định của pháp luật.
Trình tự quyết định số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như ra sao?
Theo Điều 32 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Trình tự quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị quyết về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thảo luận;
đ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
2. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có);
đ) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
e) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
g) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
h) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
i) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
k) Quốc hội thảo luận;
l) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
m) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết;
n) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
4. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, trình tự quyết định số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 32 nêu trên.
Trước đây, quy định về trình tự quyết định số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Điều 30 Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Trình tự quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình Quốc hội số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;
đ) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
g) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
h) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
i) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
k) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
4. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?