Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết thì Ban Chấp hành Trung ương có tiến hành bầu bổ sung hay không theo quy định?
Bộ Chính trị có tên gọi đầy đủ là gì? Ủy viên Bộ Chính trị là ai?
Bộ Chính trị có tên gọi đầy đủ là Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ quan:
- Lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương;
- Quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ;
- Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương;
- Báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu.
Ủy viên Bộ Chính trị là những người công tác trong Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, thường là những lãnh đạo cấp cao của quốc gia.
Bộ Chính trị có tên gọi đầy đủ là gì? Ủy viên Bộ Chính trị là ai? (Hình từ Internet)
Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết thì Ban Chấp hành Trung ương có tiến hành bầu bổ sung hay không?
Căn cứ tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Theo đó, có thể thấy rằng số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị.
Vì vậy, trong trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết thì việc có bầu bổ sung hay không sẽ do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương có thể quyết định hình thức kỷ luật cao nhất đối với Ủy viên Bộ chính trị là gì?
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011:
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 về thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
...
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng Ban Chấp hành Trung ương có thể quyết định hình thức kỷ luật cao nhất đối với Ủy viên Bộ chính trị là khai trừ ra khỏi Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?