Ủy quyền quản lý nhà ở là gì? Cá nhân trong nước ủy quyền quản lý nhà ở có bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được ủy quyền quản lý?
Ủy quyền quản lý nhà ở là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở
1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, ủy quyền quản lý nhà ở được hiểu là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý nhà ở trong thời hạn được ủy quyền.
Lưu ý:
- Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
- Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ủy quyền quản lý nhà ở là gì? Cá nhân trong nước ủy quyền quản lý nhà ở có bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được ủy quyền quản lý? (Hình từ Internet)
Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 164 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Cá nhân trong nước ủy quyền quản lý nhà ở có bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được ủy quyền quản lý không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 161 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Bên mua, thuê mua, thuê nhà ở, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì không bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai.
3. Bên mua, thuê mua, thuê nhà ở, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì còn phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì còn phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp cá nhân trong nước ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc cá nhân đó phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được ủy quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ ăn của trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam đã được quy định như thế nào theo Nghị định 118?
- Thẻ căn cước gắn chíp hết hạn thì cấp đổi mất bao lâu? Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như thế nào?
- Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
- Bổ sung 02 Dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh: Dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10 theo Nghị quyết 55?
- Mẫu báo tường 20 11 đơn giản? Mẫu báo tường 20 11 đoạt giải? Mẫu vẽ báo tường đẹp, đơn giản Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?