Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo về tình hình chăm sóc thay thế của trẻ em tại địa phương khi nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì:
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký và hướng dẫn các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại Điều 41 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Theo đó, Hồ sơ cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích bao gồm:
- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế;
- Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài.
Lưu ý: Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Trẻ em 2016, cụ thể: Người thân thích của trẻ em khi nhận chăm sóc thay thế không phải đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Trẻ em 2016 nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao chăm sóc thay thế.
Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương khi nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:
a1) Tổ chức thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định tại Thông tư này;
a2) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương hỗ trợ các dịch vụ cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Thông tư này;
a3) Tổ chức tư vấn, hướng dẫn triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ người nhận chăm sóc thay thế và trẻ em được chăm sóc thay thế;
a4) Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội, tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp;
a5) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ sở trợ giúp xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan về chăm sóc thay thế cho trẻ em.
a6) Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
b) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em trên địa bàn;
c) Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư này tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Đồng thời, phải thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương khi nào? (Hình từ Internet)
Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em gồm bao nhiêu bước?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em gồm 09 bước, cụ thể như sau:
Bước 1. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
Bước 2. Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 3. Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 4. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Bước 5. Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 6. Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 7. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 8. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?