Ủy ban nhân dân tỉnh có phải lập báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?
- Khi lập báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần đảm bảo những nguyên tắc chung nào?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khi nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có phải thực hiện báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?
Khi lập báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần đảm bảo những nguyên tắc chung nào?
Theo Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT thì khi lập báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
(1) Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GDĐT phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT.
(2) Chế độ báo cáo định kỳ phải bảo đảm cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
(3) Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.
(4) Chế độ báo cáo phải phù hợp về đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lặp với chế độ báo cáo khác.
Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
(5) Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
(6) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử.
(7) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Ủy ban nhân dân tỉnh có phải lập báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khi nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định về nội dung báo cáo định kỳ như sau:
Nội dung chế độ báo cáo định kỳ
Nội dung chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ GDĐT bao gồm các thành phần theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 12, Điều 13 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Dẫn chiếu Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về thời hạn chốt số liệu như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định này.
Từ những quy định trên thì thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Ủy ban nhân dân tỉnh có phải thực hiện báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định về đối tượng phải thực hiện báo cáo như sau:
Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo
1. Đối tượng thực hiện báo cáo
a) Cơ quan hành chính nhà nước: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã); Sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (sau đây gọi chung là Sở GDĐT); Phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Phòng GDĐT).
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?