Ủy ban nhân dân phường có tư cách pháp nhân hay không? Một tổ chức cần phải có những điều kiện nào thì mới được xem là có tư cách pháp nhân?
Một tổ chức cần phải có những điều kiện nào thì mới được xem là có tư cách pháp nhân?
Về khái niệm pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập"
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác"
Theo đó, tổ chức được công nhân là pháp nhân khi được thành lập theo Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức của pháp nhân theo quy định. Tài sản của pháp nhân phải độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và pháp nhân phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tài sản và năng lực dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 81 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tài sản của pháp nhân như sau:
"Điều 81. Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan."
Bên cạnh đó Điều 86 và Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực và trách nhiệm của pháp nhân về pháp luật dân sự như sau:
"Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác."
Như vậy, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế và được phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ; chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
Ủy ban nhân dân phường có tư cách pháp nhân hay không?
Tư cách pháp nhân
Căn cứ Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
"Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật."
The đó tại Điều 34 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.
Ngoài ra, theo Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Ủy ban nhân dân như sau:
"Điều 8. Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định."
Theo các quy định trên thì Ủy ban nhân dân phường được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản tổng kết chi bộ thôn cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Kịch bản chương trình Hội nghị tổng kết chi bộ thôn?
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?