Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hay không?
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hay không?
Tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng chống thiên tai 2013 (Được sửa đổi bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định như sau:
Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai
..
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp để giúp Ủy ban nhân dân chỉ huy và tổ chức công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh sử dụng bộ phận hiện có của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chuyên trách để tham mưu, giúp việc.
Theo đó thì Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp, và sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban.
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền huy động nguồn lực để ứng phó với thiên tai hay không?
Về thẩm quyền huy động nguồn lực ứng phó thiện tai được quy định tại Điều 28 Luật Phòng chống thiên tai 2013 (Được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) thì với công tác ứng phó thiên tai có quy định về thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp tại địa phương.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào đối với công tác phòng chống thiên tai?
Đối với trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 43 Luật Phòng chống thiên tai 2013 như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai;
b) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững;
đ) Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt;
e) Kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra;
g) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý;
h) Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
i) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất;
k) Tổ chức quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật;
l) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật này và các quy định liên quan về phòng, chống thiên tai;
b) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn;
d) Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn và tổ chức diễn tập theo phương án được phê duyệt;
đ) Tổ chức thực hiện việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra;
e) Tổ chức thường trực, chỉ huy việc phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn;
g) Triển khai biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất;
h) Tiếp nhận, quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?