Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng nào?
Chủ đầu tư phải báo cáo sự cố công trình xây dựng với Ủy ban nhân dân các cấp trong thời hạn nào?
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về báo cáo sự cố công trình xây dựng.
Theo đó, trong vòng 24 giờ tính từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố.
Lưu ý số 1: Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong đó, Báo cáo sự cố công trình xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
- Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
- Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
- Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
Lưu ý số 2: Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về giải quyết sự cố công trình xây dựng:
Theo đó, dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.
Trong đó,
Sự cố công trình xây dựng cấp I bao gồm:
- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.
Sự cố công trình xây dựng cấp II bao gồm:
- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;
- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.
Sự cố công trình xây dựng cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng cấp I, II.
Ngoài ra, trong vấn đề giải quyết sự cố công trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
- Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
- Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận.
+ Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
- Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
- Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
Lưu ý số 3: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng.
Lưu ý số 4: Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ sự cố công trình xây dựng do đối tượng nào có trách nhiệm lập?
Căn cứ tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì đối tượng có trách nhiệm trong việc lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng là: Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng.
Trong đó, Hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung:
+ Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố;
+ Địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố;
+ Tình trạng công trình khi xảy ra sự cố;
+ Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản;
+ Sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
- Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
- Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
- Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?