Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đã khởi kiện ra tòa hay không?
- Khi có tranh chấp về đất đai thì ai sẽ có trách nhiệm tiến hành hòa giải?
- Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong vụ án tranh chấp đất đai là gì?
- Thời gian tạm ngừng phiên tòa đối với vụ án tranh chấp đất đai là bao nhiêu lâu?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đã khởi kiện ra tòa hay không?
Khi có tranh chấp về đất đai thì ai sẽ có trách nhiệm tiến hành hòa giải?
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, tại khoản 11 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền của đương sự như sau:
"Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
...
11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành."
Như vậy, khi hai bên có tranh chấp với nhau về vấn đề đất đai thì Tòa án sẽ có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện cho cả hai bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Tải về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023: Tải về
Ủy ban cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đã khởi kiện ra tòa hay không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong vụ án tranh chấp đất đai là gì?
Tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải:
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thời gian tạm ngừng phiên tòa đối với vụ án tranh chấp đất đai là bao nhiêu lâu?
Theo Điều 259 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về tạm ngừng phiên tòa:
- Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
+ Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
+ Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
+ Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
+ Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
+ Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.
- Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đã khởi kiện ra tòa hay không?
Điều 416 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án như sau:
Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.
Theo đó, nguyên tắc của tố tụng dân sự là tùy vào thỏa thuận của hai bên.
Do đó, nếu hòa giải được thì các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận hòa giải (nếu trong quá trình giải quyết vụ án).
Còn nếu giờ vụ án đã bị tạm đình chỉ thì các bên có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu Tòa công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
Việc này do các bên tự thỏa thuận chứ Ủy ban nhân dân cấp huyện không đứng ra giải quyết, vì Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền trong vụ án dân sự (vụ án tranh chấp đất đai).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?