Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thế nào trong việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện?
- Ngoài các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất tại các Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cả nước thì còn các cơ quan nào khác không?
- Chức năng của các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện là gì?
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thế nào trong việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
2. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 12 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Căn cứ quy định tại Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành lập và kiện toàn tổ chức các phòng cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm không tăng số lượng phòng khi thực hiện Nghị định này.
2. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng phù hợp với hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các văn bản khác có liên quan.
3. Quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng theo quy định tại Nghị định này.
4. Quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã và phân cấp hoặc ủy quyền cho phòng và Trưởng phòng (Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
5. Hàng năm, báo cáo với Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tổ chức và hoạt động của phòng.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Ngoài các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất tại các Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cả nước thì còn các cơ quan nào khác không?
Ngoài các cơ chuyên môn được tổ chức thống nhất tại các Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cả nước để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện còn có thể tổ chức một số cơ quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP gồm:
* Ở các quận:
- Phòng Kinh tế
- Phòng Quản lý đô thị
* Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Phòng Kinh tế
- Phòng Quản lý đô thị
* Ở các huyện:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng
* Phòng Dân tộc được tổ chức khi đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định.
Chức năng của các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8, 9, khoản 10 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP như sau:
- Phòng Kinh tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; phòng, chống thiên tai.
- Phòng Quản lý đô thị:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.
- Phòng Kinh tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
- Phòng Quản lý đô thị:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
- Phòng Dân tộc:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Phòng Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
+ Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
+ Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?