Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có trụ sở ở đâu? Lãnh đạo Ủy ban bao gồm những ai?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có trụ sở ở đâu?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 11/2019/QĐ-TTg về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Ủy ban) là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Ủy ban có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có trụ sở ở thành phố Hà Nội.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 11/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Chiến lược, kế hoạch dài hạn, chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác người Việt Nam ở nước ngoài sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác về người Việt Nam ở nước ngoài theo thẩm quyền.
5. Tổng hợp, đánh giá tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội sở tại, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam; vận động, thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước; tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước.
6. Thông tin, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình đất nước cho người Việt Nam ở nước ngoài.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quản lý đối với các tổ chức xã hội liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện công tác khen thưởng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
11. Thực hiện công tác cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
12. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 11/2019/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo của Ủy ban như sau:
Lãnh đạo của Ủy ban
1. Ủy ban có Chủ nhiệm và không quá 04 Phó Chủ nhiệm.
2. Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Ủy ban. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban.
3. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm Chủ nhiệm và không quá 04 Phó Chủ nhiệm.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có phải là cơ quan thanh tra chuyên ngành thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao không?
Ủy ban Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có tư cách pháp nhân không? Chủ nhiệm Ủy ban do ai bổ nhiệm?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có trụ sở ở đâu? Lãnh đạo Ủy ban bao gồm những ai?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ nào? Ủy ban có bao nhiêu Phó Chủ nhiệm?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có con dấu hình Quốc huy không? Được mở tài khoản tại đâu?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan thực hiện các chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Nhà nước
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?