Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn có cao không? Cố tình lây nhiễm HIV cho người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn có cao không? Người nhiễm HIV có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
- Người biết rõ mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố tình quan hệ tình dục để lây nhiễm cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
- Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong việc phòng chống HIV tại nơi làm việc ra sao?
Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn có cao không? Người nhiễm HIV có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 thì "HIV "là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đối với tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn thì hiện tại không có văn bản nào đề cập về vấn đề này.
Trường hợp cá nhân có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV thì có thể liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm.
Theo Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT thì nội dung tư vấn xét nghiệm HIV sẽ bao gồm:
(1) Tư vấn trước xét nghiệm:
- Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
- Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
- Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
(2) Tư vấn sau xét nghiệm HIV:
- Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
+ Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
+ Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
+ Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
+ Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;
+ Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;
- Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
- Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
(3) Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định (là việc chưa xác định được sự có mặt của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ):
- Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;
- Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
Như vậy, có thể thấy ngay cả khi xét nghiệm thì cũng khó có thể xác định cá nhân có nhiễm HIV hay không khi người này đang ở giai đoạn cửa sổ (là khoảng thời gian mà cơ thể người đã mang HIV, nhưng chưa sinh ra đủ kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-BYT).
Một số trường hợp còn cho ra kết quả xét nghiệm HIV không xác định (là việc chưa xác định được sự có mặt của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-BYT).
Do đo, cá nhân có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV cần nhanh chóng tiến hành xét nghiệm để có hướng xử lý phù hợp.
Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn có cao không? Cố tình lây nhiễm HIV cho người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Người biết rõ mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố tình quan hệ tình dục để lây nhiễm cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Căn cứ theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 01 năm đến 03 năm tù.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 năm đến 07 năm tù:
(1) Đối với 02 người trở lên;
(2) Đối với người dưới 18 tuổi nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015;
(3) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
(4) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
(5) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong việc phòng chống HIV tại nơi làm việc ra sao?
Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong việc phòng chống HIV tại nơi làm việc được quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 như sau:
(1) Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
(2) Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?