Tỷ lệ lạm phát là gì? Việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Tỷ lệ lạm phát là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm?
Tỷ lệ lạm phát là gì?
Tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và các văn bản liên quan không giải thích thế nào là tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên thuật ngữ lạm phát và tỷ lệ lạm phát có thể được hiểu như sau:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Đây là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.
So với quốc gia khác, lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.
Về mặt toán học, tỷ lệ làm phát có thể được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100
Trong đó, CPI - chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Hiện nay, lạm phát được phân loại dựa trên tỷ lệ lạm phát và có thể được chia thành 03 mức độ như sau:
Mức độ | Đặc điểm |
Lạm phát tự nhiên | Có tỷ lệ lạm phát từ 0 - 10%/năm. Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn diễn ra ổn định. |
Lạm phát phi mã (Lạm phát phi mã) | Có tỷ lệ lạm phát từ 10% - dưới 1000%/năm. Khi lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ. |
Siêu lạm phát (hyper inflation) | Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như tình trạng bình thường. |
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ.
Tỷ lệ lạm phát là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm? (Hình từ Internet)
Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm bằng việc thông qua những vấn đề gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?