Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được quy định ra sao?
Thế nào là tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 giải thích về tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.
7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.
8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.
10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hiểu là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được quy định ra sao? (hình từ internet)
Ngoài tỷ giá hối đoái thì việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có thể dựa vào những công cụ gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
Chiếu theo quy định này thì ngoài tỷ giá hối đoái thì việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có thể dựa vào những công cụ sau:
(1) Tái cấp vốn;
(2) lãi suất;
(3) Dự trữ bắt buộc;
(4) Nghiệp vụ thị trường mở;
(5) Các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Việc lựa chọn công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở nào?
Tại Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tỷ giá hối đoái như sau:
Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Chiếu theo quy định này thì tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Cũng theo quy định này thì ngân hàng Nhà nước là cơ quan công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?