Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư được quy định như thế nào?
- Giới hạn vay nước ngoài đối với doanh nghiệp trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là gì?
- Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư được quy định như thế nào?
- Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp nào?
Giới hạn vay nước ngoài đối với doanh nghiệp trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Theo đó, giới hạn vay nước ngoài đối với doanh nghiệp trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, cụ thể như sau:
- Số dư nợ gốc của các khoản vay trung dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
- Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Lưu ý: Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về giới hạn vay nước ngoài:
Giới hạn vay nước ngoài
...
5. Tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài:
a) Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, trường hợp đồng tiền vay nước ngoài khác với đồng tiền được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi liên quan đến giá trị khoản vay để tính giới hạn vay;
b) Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay, trường hợp nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được tính toán bằng đồng tiền khác với đồng tiền vay nước ngoài, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài để tính giới hạn vay;
c) Đối với mục đích vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay, trường hợp đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài mới khác với đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài hiện hữu, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm lập Phương án cơ cấu lại nợ nước ngoài để tính giới hạn vay.
Như vậy, tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài của doanh nghiệp đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư như sau:
Trường hợp đồng tiền vay nước ngoài khác với đồng tiền được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi liên quan đến giá trị khoản vay để tính giới hạn vay.
Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về đồng tiền vay nước ngoài:
Theo đó, khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
- Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
- Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Trong đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì:
Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?