Tự ý vào nhà người khác có bị xem là xâm phạm chỗ ở không, bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:
- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Như vậy chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép.
Xâm phạm chỗ ở
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác
Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác như sau:
"5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;
đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả."
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
Hiện nay, chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Tuy nhiên theo điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân có thể bao gồm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nếu vi phạm sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Và cũng theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với trường hợp tài sản là nhà, chỗ ở thì người nào có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi xâm phạm chỗ ở của người khác
Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, xâm phạm chỗ ở của người khác được hiểu là một trong các hành vi sau đây: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
Người thực hiện một trong các hành vi nói trên bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội hai lần trở lên; làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù 01 đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định 01 đến 05 năm.
Như vậy, với quy định nói trên, việc tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý hoặc không được mời là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?