Tử tù (người bị kết án tử hình) có được thăm gặp nhân thân? Trước khi tiêm thuốc độc, tử tù có được để lại lời nhắn cho người nhà?
Tử tù (người bị kết án tử hình) có được thăm gặp nhân thân không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định về chế độ ăn, ở và quản lý giam giữ đối với người bị kết án tử hình như sau:
Chế độ ăn, ở và quản lý giam giữ đối với người bị kết án tử hình
1. Người bị kết án tử hình đang bị tạm giam được hưởng chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế, nhận quà, gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu như người bị tạm giam khác.
2. Việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án do Giám thị trại tạm giam quyết định; đối với người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này. Việc tổ chức thăm gặp phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tử tù (hay còn gọi là người bị kết án tử hình) vẫn có thể thăm gặp người thân và việc tổ chức thăm gặp phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Tử tù (người bị kết án tử hình) có được thăm gặp nhân thân? Trước khi tiêm thuốc độc, tử tù có được để lại lời nhắn cho người nhà? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thân nhân khi đến thăm gặp người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 37 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có nêu việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này
Căn cứ Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thân nhân khi đến thăm gặp người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người đó.
Theo đó, việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Trước khi tiêm thuốc độc, người bị kết án tử hình có được để lại lời nhắn cho người nhà?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Và theo khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
...
Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất là tiêm thuốc độc.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hình thức và trình tự thi hành án tử hình như sau:
Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
...
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
...
Theo đó, trước khi bị đưa ra tiêm thuốc thi hành án tử hình thì người bị kết án tử hình có thể viết thư, ghi âm lời nói gửi lại cho thân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào? Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ khám chữa bệnh?
- Từ 2025 không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe biển số xe khi thay đổi chủ xe bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu khám bệnh vào viện mới nhất? Ghi chép hồ sơ bệnh án cần lưu ý điều gì? Người bệnh được ghi chép hồ sơ bệnh án khi nào?
- Thời gian trích khấu hao tài sản cố định do doanh nghiệp tự quyết định đúng không? TSCĐ nào của doanh nghiệp không phải trích khấu hao?
- Năm 2025, xe máy rẽ phải khi đèn đỏ gây tai nạn giao thông bị phạt 14 triệu đồng? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?