Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày Tết sẽ bị xử phạt như thế nào? Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung?
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung được quy định thế nào?
Để khiếu nại các hành vi của các cá nhân tụ tập ăn nhậu, làm ồn gây mất trật tự chung, thì người dân có thể soạn đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Tham khảo mẫu đơn khiếu nại hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung:
Tải mẫu đơn khiếu nại hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung: tại đây.
Lưu ý: Cách viết đơn khiếu nại:
- Phần kính gửi: Ghi rõ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
+ Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh...
(xem thêm quy định của Luật Khiếu nại)
- Người khiếu nại: Ghi họ và tên địa chỉ của người khiếu nại.
- Đối tượng bị khiếu nại: là các cá nhân có hành vi vi phạm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung
- Nội dung khiếu nại:
+ Tóm tắt sự việc: ghi rõ ràng, chính xác diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.
+ Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: là quyền và lợi ích hợp pháp của những ai.
- Những yêu cầu của người khiếu nại: khắc phục tình trạng được nêu trong nội dung khiếu nại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp...
- Cam kết của người khiếu nại: Cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn và tính chính xác của tài liệu kèm theo.
- Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có) để có giá trị chứng minh cho nội dung khiếu nại; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.
Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày Tết sẽ bị xử phạt như thế nào? Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung? (Hình từ internet)
Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết có thể bị xử phạt 2 triệu đồng?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng dịp Tết này có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật theo quy định nêu trên.
Lưu ý: mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày Tết có thể bị đi tù đến 2 năm?
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày Tết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như sau:
Khung 1: Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, đối với:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Khung 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, đối với hành vi:
- Có tổ chức;
- Có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?