Tử hình là gì? Những tội nào sẽ bị tử hình? Có được áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi không?
Tử hình là gì? Những tội nào sẽ bị tử hình?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hình phạt tử hình như sau:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
...
Theo đó, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
Cùng với đó, thì dưới đây là một số tội có thể bị áp dụng hình phạt tử hình như sau:
- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội gián điệp (Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội bạo loạn (Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội nhận hối lộ (Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội chống loài người (Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội phạm chiến tranh (Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015)
Lưu ý:
Tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của người phạm tội mà có thể Tòa án sẽ đưa ra khung hình phạt cao nhất là tử hình và thấp nhất là mức phạt tù đối với những người có hành vi vi phạm trên.
Tử hình là gì? Những tội nào sẽ bị tử hình? Có được áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi không? (Hình từ Internet)
Có được áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tử hình
...
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
...
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
...
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình.
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung có phải là tử hình không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
...
Theo đó, trường hợp xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định.
Nếu trường hợp hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình đối với người phạm nhiều tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Nghị định 50? Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm những gì?
- Khi nào không cần qua bước bình xét được trợ giúp xã hội khẩn cấp? Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho người chết do thiên tai thế nào?
- Giáng sinh bắt nguồn từ đâu? Ông già Noel bắt nguồn từ đâu? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
- Mẫu 01/NCNN khai đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài mới nhất? Hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài?
- Công ty thưởng Tết bằng vàng có được không? Nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?