Từ 25/8/2022, nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ trái quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin chào ban tư vấn. Tôi muốn hỏi về mức phạt trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định:

(1) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ), nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(2) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ) có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

(3) Hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 đối với cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ; không tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không gian kín trên tàu để bảo đảm điều kiện làm việc an toàn theo quy định;

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bóc tách, thu gom amiăng và PCBs theo quy định; không bố trí đủ nhân lực, thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng theo quy định; khu vực bóc tách amiăng không đảm bảo theo quy định;

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đã tiến hành các hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện nhưng vẫn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;

- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không đúng chủng loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;

- Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch để phá dỡ; nước dằn tàu có chứa loài ngoại lai xâm hại hoặc loài có nguy cơ xâm hại theo quy định; không thu hồi toàn bộ khí C.F.C trong các thiết bị trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

- Các hành vi vi phạm về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được áp dụng theo quy định tại Điều 26, 29 Nghị định này.

Quy định về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?

Từ 25/8/2022, nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ trái quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)

Xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?

Đối với quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

- Đình chỉ hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều này;

- Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, đ, e, g và h khoản 3 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

- Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, điểm b, đ, e, g, h khoản 3 Điều này;

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường gồm các hoạt động nào? Các hoạt động đầu tư kinh doanh nào về bảo vệ môi trường được Nhà nước hỗ trợ?
Pháp luật
Để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
2,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào