Từ 25/8/2022, doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường của doanh nghiệp?
- Biện pháp khắc phục đối với hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt dành cho doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường cụ thể như sau:
Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
...
2. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, khi doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể bị phạt lên tới 100.000.000 đồng.
Từ 25/8/2022, doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường của doanh nghiệp?
Đối với hình thức xử phạt bổ sung về hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường thì tại khoản 12 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 7, điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 Điều này;
- Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;
- Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
Biện pháp khắc phục đối với hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường của doanh nghiệp?
Tại khoản 13 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục đối với hành vi không phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường của doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này gây ra;
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này;
- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều này gây ra.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?