Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?

Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?

Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai
1. Lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày.

* Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hiện nay, tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Như vậy, so với khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì quy định trên đã kéo dài thời gian đi khám thai cho lao động nữ là không quá 02 ngày/mỗi lần đi khám thai (tối đa 05 lần) mà không biệt trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường.

Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ trong mọi trường hợp tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?

Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ trong mọi trường hợp tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi khám thai từ 1/7/2025 gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3, 8 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi khám thai là một trong các giấy tờ sau đây:

(1) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ chứng minh quá trình điều trị nội trú của người lao động trong trường hợp điều trị nội trú;

(2) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú;

(3) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.

* Chú ý:

- Trường hợp các giấy tờ nêu trên hoặc các giấy tờ có nội dung tương tự do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

+ Có bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

+ Được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trợ cấp thai sản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về trợ cấp thai sản như sau:

(1) Trợ cấp thai sản một tháng của người lao động quy định tại các điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng thì trợ cấp thai sản của người lao động quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tháng đã đóng.

(2) Trợ cấp thai sản một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và khoản 2 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được tính bằng trợ cấp thai sản một tháng chia cho 24 ngày.

(3) Trợ cấp thai sản khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được tính theo mức trợ cấp thai sản quy định tại (1), trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức trợ cấp mỗi ngày được tính bằng mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.

(4) Trợ cấp thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại (1), (2), (3) và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
577 lượt xem
Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lao động nữ sinh tháng 12/1973 khi nào được hưởng lương hưu?
Pháp luật
Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày thì công ty có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào? Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo sự chỉ định của ai?
Pháp luật
Điều kiện đối với lao động nữ đi làm sớm sau sinh là gì? Lao động nữ đi làm sớm trước 01 tháng sau khi sinh thì có phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Pháp luật
Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chưa hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có được đi làm không? Nếu có thì quyền lợi thay đổi ra sao?
Pháp luật
Có phải mọi lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở đi được về sớm trước giờ tan làm 1 giờ không?
Pháp luật
Những quyền lợi, chế độ dành riêng cho người lao động nữ mang thai hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lao động nữ đang trong thời gian mang thai nhưng tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải đúng không?
Pháp luật
Từ 1/7/2025 bổ sung thêm thời gian đi khám thai của lao động nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động nữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào