Từ 15/04/2023, kỳ thị, trù dập người tố cáo doping là vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới đúng không?
- Doping là gì? Việc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Theo quy định mới, kỳ thị, trù dập người tố cáo doping là vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới đúng không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping? Việc lấy mẫu và xử lý kết quả xét nghiệm doping được quy định thế nào?
- Quy định hiện nay trong xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội ra sao?
Doping là gì? Việc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hiện nay, doping là khái niệm chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quan điểm của Ủy ban Olympic Châu Âu và Ủy ban Olympic Mỹ, có thể hiểu:
- Doping là việc vận động viên sử dụng chất hoặc phương pháp nhằm làm tăng khả năng, thành tích thi đấu của bản thân. Doping có 03 dạng thông dụng: Doping cơ, Doping máu, Doping thần kinh;
- Doping là hành vi bị cấm trong thi đấu thể thao.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, việc phòng, chống doping trong thể thao hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.
- Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các tổ chức thể thao quốc tế trong phòng, chống doping.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
- Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của doping.
Từ 15/04/2023, kỳ thị, trù dập người tố cáo doping là vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới đúng không? (Hình từ Internet)
Theo quy định mới, kỳ thị, trù dập người tố cáo doping là vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới đúng không?
Người tố cáo doping được hiểu là người thực việc tố cáo, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về doping.
Trên quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tố cáo 2018 thì việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo doping; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Ngày 21/02/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL bổ sung khoản 11 Điều 4 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL về các hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2015/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
1. Bổ sung khoản 11 Điều 4 như sau:
“11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.”
Như vậy, hành vi kỳ thị, trù dập người tố cáo doping được bổ sung là một trong những hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới.
Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping? Việc lấy mẫu và xử lý kết quả xét nghiệm doping được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping được xác định như sau:
- Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với mọi vận động viên.
- Ban tổ chức giải thi đấu thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với vận động viên tham gia giải đấu.
- Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên yêu cầu kiểm tra doping vận động viên thuộc quyền quản lý.
Theo đó, việc lấy mẫu xét nghiệm doping được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL. Cụ thể:
- Trung tâm Doping và Y học thể thao:
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping;
+ Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
- Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.
Kết quả xét nghiệm doping được xử lý như sau:
- Trung tâm Doping và Y học thể thao lưu giữ và quản lý thông tin về kết quả xét nghiệm doping theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Trung tâm Doping và Y học thể thao thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:
+ Tổng cục Thể dục thể thao;
+ Cơ quan, tổ chức yêu cầu kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên và liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên đó.
Quy định hiện nay trong xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội ra sao?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping, cơ quan có thẩm quyền, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành Quyết định xử lý vi phạm bao gồm: Hình thức xử phạt, thời gian cấm tham gia hoạt động thể thao trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm và hình phạt bổ sung theo quy định của liên đoàn, hiệp hội.
- Quyết định xử lý vi phạm của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia được gửi đến vận động viên, Tổng cục Thể dục thể thao, Trung tâm Doping và Y học thể thao và các cơ quan liên quan theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
- Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về hoạt động tập luyện, thi đấu và công tác chuyên môn khác của vận động viên trong thời gian bị kỷ luật.
Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?