Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện quá 1 tháng thì có bị thay mới hay không?
- Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán hay không?
- Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trụ sở ở đâu tại Việt Nam?
- Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện quá 1 tháng thì có bị thay mới hay không?
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 78 Luật Chứng khoán 2019 có các quy định liên quan đến văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp phép và đang hoạt động hợp pháp tại nước nguyên xứ;
b) Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đang quản lý các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm.
2. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam;
c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thỏa thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam;
d) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.
3. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; quản lý, giám sát hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định trên, có thể thấy văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trụ sở ở đâu tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về trụ sở của văn phòng đại diện như sau:
Trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh
1. Trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài, có địa chỉ được xác định, có số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các quy định pháp luật có liên quan.
...
Có thể thấy, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc trụ sở văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đặt trụ sở tại đâu trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, công ty mẹ có thể lựa chọn nơi đặt trụ sở phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện quá 1 tháng thì có bị thay mới hay không?
Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện quá 1 tháng thì có bị thay mới hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định các trách nhiệm của Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh
1. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện, chi nhánh trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.
2. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện, chi nhánh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam sau khi được công ty mẹ chấp thuận. Thời hạn ủy quyền tối đa là 90 ngày. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
3. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này mà Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền phải thông báo cho công ty mẹ. Sau khi nhận được thông báo của người được ủy quyền, công ty mẹ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh hiện hữu và việc bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh mới (nếu có). Người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền, hiệu lực tối đa trong vòng 30 ngày sau khi được công ty mẹ chấp thuận.
4. Công ty mẹ phải bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh mới trong các trường hợp sau:
a) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh;
b) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện tại Việt Nam quá 90 ngày liên tiếp;
c) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
5. Trưởng văn phòng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện không được đồng thời đảm nhiệm các vị trí sau:
a) Giám đốc chi nhánh của công ty mẹ, Trưởng văn phòng đại diện, nhân viên của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc nhân viên làm việc cho doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam;
c) Người đại diện theo pháp luật, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của công ty mẹ hoặc cá nhân khác làm việc cho công ty mẹ, có quyền thay mặt công ty mẹ ký kết các hợp đồng kinh tế, giao dịch tài sản mà không cần ủy quyền bằng văn bản của công ty mẹ.
6. Trưởng văn phòng đại diện chỉ được thay mặt công ty mẹ để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty mẹ với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ. Giấy ủy quyền phải được lập riêng cho mỗi lần ký kết và phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao giấy ủy quyền này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy ủy quyền có hiệu lực.
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều này, trường hợp Trưởng văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện thì công ty mẹ sẽ phải bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện mới.
Theo thông tin bạn cung cấp, Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam nơi bạn làm việc đã không hiện diện 01 tháng, nên bạn cần xác định số ngày chính xác để biết được có cần thực hiện thủ tục thay mới Trưởng văn phòng đại diện hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?