Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì?
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì?
Theo quy định tại Mục 6 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện quy định về Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề sau:
Phần II.
...
6. TRƯỞNG PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng phòng chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến.
I. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.
3. Tổ chức các đợt công tác, các đoàn công tác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
5. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo giám đốc bệnh viện.
...
Căn cứ trên quy định dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc bệnh viện tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến.
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch công tác chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho các viên chức tuyến dưới.
- Tổ chức các đợt công tác, các đoàn công tác hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, báo cáo Giám đốc bệnh viện.
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 6 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện quy định về Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có các quyền hạn như sau:
Phần II.
...
6. TRƯỞNG PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
...
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
2. Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
3. Điều phối các chuyên khoa cử người tham gia chỉ đạo tuyến.
4. Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
5. Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.
Theo đó, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện có các quyền hạn sau:
- Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
- Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
- Điều phối các chuyên khoa cử người tham gia chỉ đạo tuyến.
- Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình Giám đốc bệnh viện xem xét, bổ nhiệm đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
- Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện là người chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn liên khoa đúng không?
Theo quy định tại Mục 1 Phần II Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT về Quy chế bệnh viện, cụ thể:
Phần II.
...
1. GIÁM ĐỐC
Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
II. QUYỀN HẠN:
1. Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn, kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.
2. Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền
3. Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu chi tài chính.
4. Thành lập các hội đồng tư vấn.
5. Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm quyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với mọi thành viên trong bệnh viện.
6. Đình chỉ những hoạt động của các thành viên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xét thấy có hại cho sức khỏe người bệnh.
7. Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyền cho phó giám đốc.
8. Không được quyền ra những quyết định trái với pháp luật và trái với quy chế bệnh viện.
Theo quy định thì Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc bệnh viện là người chủ trì các buổi họp giao ban, hội chuẩn liên khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?