Trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân có con dấu hay không? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục và Hội đồng trường phổ thông tư thục ra sao?
Trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân có con dấu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Vị trí của trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.
2. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường phổ thông tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
3. Trường phổ thông tư thục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân có con dấu hay không? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục và Hội đồng trường phổ thông tư thục ra sao?
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục và Hội đồng trường phổ thông tư thục ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục gồm: hội đồng trường; ban kiểm soát; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt và hoạt động cần thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ của trường phổ thông tư thục.
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
2. Thành phần của hội đồng trường
a) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
b) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thành viên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu. Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu.
c) Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và ủy viên. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 05 người, nhiều nhất là 15 người.
...
Theo đó, tại quy định trên thì cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục sẽ bao gồm tất cả các thành phần theo quy định trên.
Ban kiểm soát trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu bầu. Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
2. Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.
3. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.
4. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và thực hiện chế độ tài chính công khai của trường.
c) Định kỳ thông báo với hội đồng trường về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
d) Báo cáo hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Theo đó, Ban kiểm soát trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như trên có những nhiệm vụ cụ thể trong hệ thống giáo dục. Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?