Trưởng Khoa Chống độc của bệnh viện đa khoa có phải báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện khi nghi ngờ có đầu độc?
- Trưởng Khoa Chống độc của bệnh viện đa khoa có phải báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện khi nghi ngờ có đầu độc không?
- Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban là nhiệm vụ của bác sĩ hay điều dưỡng Khoa Chống độc?
- Điều dưỡng viên khoa Chống độc bệnh viện đa khoa vùng hạng I có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Trưởng Khoa Chống độc của bệnh viện đa khoa có phải báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện khi nghi ngờ có đầu độc không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về hệ thống cấp cứu trong bệnh viện như sau:
Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện
1. Đối với bệnh viện đa khoa
a) Bệnh viện hạng đặc biệt thành lập: khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Chống độc;
b) Bệnh viện vùng hạng I thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Chống độc;
...
Như vậy, khoa Chống độc được thành lập ở bệnh viện đa khoa vùng hạng I.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 18 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân Khoa Chống độc
1.Trưởng Khoa Chống độc ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của Trưởng Khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức cho Khoa làm việc 24/24 giờ theo ca hoặc theo chế độ thường trực tuỳ theo tình hình cụ thể, tổ chức dây truyền làm việc hiệu quả;
b) Phân loại người bệnh theo mức độ nặng của ngộ độc cấp và cấp cứu theo thứ tự ưu tiên;
c) Chịu trách nhiệm về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh ngộ độc. Nếu bệnh tiến triển xấu hoặc sau 48 giờ chưa có chẩn đoán xác định, phải tổ chức hội chẩn;
d) Trường hợp người bệnh tự tử hoặc nghi ngờ tự tử cần hội chẩn với chuyên khoa Tâm thần để không bỏ sót nguyên nhân;
đ) Khi nghi ngờ có đầu độc cần báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện và các cơ quan hữu quan để phối hợp điều tra làm rõ;
e) Bố trí mặt bằng, huy động nhân lực, trang thiết bị trong trường hợp xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ;
g) Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật của cán bộ, có kế hoạch đào tạo cho các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và kỹ thuật viên của khoa;
h) Chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác.
...
Theo quy định trên, Trưởng Khoa Chống độc bệnh viện đa khoa vùng hạng I ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của Trưởng Khoa lâm sàng còn có các nhiệm vụ cụ thể trên trên.
Khi nghi ngờ có đầu độc Trưởng Khoa Chống độc cần báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện và các cơ quan hữu quan để phối hợp điều tra làm rõ.
Trưởng Khoa Chống độc của bệnh viện đa khoa có phải báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện khi nghi ngờ có đầu độc không? (Hình từ Internet)
Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban là nhiệm vụ của bác sĩ hay điều dưỡng Khoa Chống độc?
Theo khoản 2 Điều 18 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân Khoa Chống độc
...
2. Bác sĩ Khoa Chống độc có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tiếp nhận người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các khoa lâm sàng khác chuyển đến, trừ các trường hợp nghi ngờ tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn.
b) Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng các quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án và bảng theo dõi của bác sĩ;
c) Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong những trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần;
d) Thực hiện quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật câp cứu và hồi sức;
đ) Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác đầy đủ và có sổ bàn giao;
e) Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.
Bác sĩ Khoa Chống độc có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Như vậy, báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong những trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần là nhiệm vụ của bác sĩ Khoa Chống độc.
Điều dưỡng viên khoa Chống độc bệnh viện đa khoa vùng hạng I có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Theo khoản 3 Điều 18 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân Khoa Chống độc
...
3. Điều dưỡng viên có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện;
b) Tiếp nhận, bảo quản các thuốc men, phương tiện theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;
c) Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của điều dưỡng;
d) Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;
đ) Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau.
4. Các nhân viên khác của khoa Chống độc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa
Theo quy định trên, điều dưỡng viên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện;
- Tiếp nhận, bảo quản các thuốc men, phương tiện theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;
- Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của điều dưỡng;
- Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;
- Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?