Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh có người dân tộc thiểu số thì hòa giải viên phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh có người dân tộc thiểu số thì hòa giải viên phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Kết quả hòa giải thành giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh phải được lập thành văn bản đúng không?
- Việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh theo phương thức hòa giải có thể được thực hiện bằng những hình thức nào?
Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh có người dân tộc thiểu số thì hòa giải viên phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về hòa giải viên hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
Hòa giải viên
Hòa giải viên hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
1. Hòa giải viên theo quy định của pháp luật về hòa giải có liên quan;
2. Hòa giải viên thuộc tổ chức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 63 của Luật này là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có uy tín;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật khác có liên quan;
d) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
3. Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có người dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất 01 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số hoặc là người sử dụng thông thạo tiếng của dân tộc thiểu số đó. Trường hợp không có hòa giải viên đáp ứng yêu cầu tại khoản này thì các bên tham gia hòa giải tự bố trí phiên dịch hoặc đề nghị hòa giải viên bố trí phiên dịch, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có người dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất 01 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số hoặc là người sử dụng thông thạo tiếng của dân tộc thiểu số đó.
Trường hợp không có hòa giải viên đáp ứng yêu cầu tại khoản này thì các bên tham gia hòa giải tự bố trí phiên dịch hoặc đề nghị hòa giải viên bố trí phiên dịch, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh có người dân tộc thiểu số thì hòa giải viên phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Kết quả hòa giải thành giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh phải được lập thành văn bản đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về kết quả hòa giải như sau:
Kết quả hòa giải
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 63 của Luật này phải có các nội dung sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
b) Các bên tham gia hòa giải;
c) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
d) Nội dung hòa giải;
đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
e) Kết quả hòa giải và giải pháp thực hiện;
g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành;
h) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hòa giải, có chữ ký xác nhận của cá nhân tiến hành hòa giải và đóng dấu xác nhận của tổ chức tiến hành hòa giải (nếu có).
Theo quy định trên thì khi đạt được kết quả hòa giải thành thì người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh phải lập văn bản về kết quả hòa giải thành.
Như vậy, kết quả hòa giải thành giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh phải được lập thành văn bản.
Lưu ý: Văn bản về kết quả hòa giải phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hòa giải, có chữ ký xác nhận của cá nhân tiến hành hòa giải và đóng dấu xác nhận của tổ chức tiến hành hòa giải (nếu có).
Việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh theo phương thức hòa giải có thể được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh bằng phương thức hòa giải được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Trực tuyến;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?