Trường hợp thuế chống bán phá giá chính thức cao hoặc thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá tạm thời thì cần xử lý ra sao?
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được xem xét trong trường hợp nào?
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?
- Trường hợp thuế chống bán phá giá chính thức cao hoặc thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá tạm thời thì cơ quan điều tra cần xử lý ra sao?
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được xem xét trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc xem xét việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
...
2. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được xem xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết định điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
...
Theo đó, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được xem xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết định điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
...
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thực hiệc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước như sau:
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
....
4. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
Trường hợp thuế chống bán phá giá chính thức cao hoặc thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá tạm thời thì cơ quan điều tra cần xử lý ra sao?
Trường hợp thuế chống bán phá giá chính thức cao hoặc thâp hơn so với mức thuế chống bán phá giá tạm thời thì cần xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với trường hợp thuế chống bán phá giá chính thức cao hoặc thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá tạm thời như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
...
3. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cao hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời.
4. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức thấp hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
Nếu mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cao hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời.
Trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức thấp hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?