Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản của doanh nghiệp phá sản thì nghĩa vụ về khoản nợ có bảo đảm được thực hiện như thế nào? 

Doanh nghiệp tôi có ký kết một hợp đồng với công ty X và trong hợp đồng mua bán có điều khoản liên quan đến tài sản bảo đảm mà bên tôi là bên bảo đảm, sau một thời gian hoạt động vì thua lỗ nên công ty tôi tuyên bố phá sản, vậy trách nhiệm về khoản nợ có bảo đảm với công ty X được thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Tân đến từ Hồ Chí Minh.

Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản của doanh nghiệp phá sản thì nghĩa vụ về khoản nợ có bảo đảm được thực hiện như thế nào?


Tài sản bảo đảm là tài sản của doanh nghiệp phá sản thì nghĩa vụ về khoản nợ có bảo đảm được thực hiện như thế nào?

Tài sản bảo đảm là tài sản của doanh nghiệp phá sản thì nghĩa vụ về khoản nợ có bảo đảm được thực hiện như thế nào? (hình từ Internet)

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.
Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

Theo đó, trường hợp bên bảo đảm phá sản thì nghĩa vụ về khoản nợ có bảo đảm được thực hiện theo lĩnh vực có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phá sản thì sẽ áp dụng theo quy định của Luật phá sản.

Căn cứ Điều 53 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, đối với các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó.

Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, khoản nợ có bảo đảm giữa công ty bạn và công ty X được xác lập trước khi tuyên bố phá sản, do đó công ty X sẽ được nhận tài sản bảo đảm theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

Trình tự phân chia tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp phá sản được thực hiện như thế nào?

Trình tự phân chia tài sản theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 cụ thể như sau:

(1) Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

(2) Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại (1) mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

- Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân;

- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

- Thành viên của Công ty hợp danh.

(3) Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có buộc phải trả lại tài sản nhận đảm bảo cho cá nhân đã giao tài sản cho doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 57 Luật Phá sản 2014 quy định về việc trả lại tài sản nhận bảo đảm như sau:

Trả lại tài sản nhận bảo đảm
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán chỉ trả lại tài sản nhận bảo đảm cho cá nhân, tổ chức đã giao tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo quy định này, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải trả lại tài sản nhận đảm bảo cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, cá nhân này đã thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp;

Thứ hai, việc trả lại tài sản bảo đảm phải thực hiện trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Tài sản bảo đảm Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản bảo đảm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong trường hợp nào? Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm là bao nhiêu %?
Pháp luật
Tài sản bảo đảm có thể là loại tài sản nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định như thế nào?
Pháp luật
Tài sản bảo đảm có được mô tả chung không? Tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả như thế nào?
Pháp luật
Dự phòng cụ thể là gì? Điều kiện về tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể là gì?
Pháp luật
Mẫu phụ lục số thuế phải nộp đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý là mẫu nào?
Pháp luật
Tài sản chung không chia nào của hợp tác xã không được sử dụng để làm tài sản bảo đảm khi vay vốn?
Pháp luật
Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đúng không?
Pháp luật
Từ 01/7/2024 thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như thế nào?
Pháp luật
Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản bảo đảm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
8,105 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản bảo đảm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản bảo đảm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào