Trường hợp sử dụng bao bì cũ không có dấu hợp quy khi phân bón đã được công bố hợp quy thì có bị xử phạt hay không?
Sử dụng dấu hợp quy đối với phân bón đã công bố hợp quy như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về trách nghiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy như sau:
"Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
...
3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.
..."
Như vậy việc sử dụng dấu hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức có hàng hóa đã được công bố.
Trường hợp công ty anh không sử dụng dấu hợp quy cho phân bón đã được công bố hợp quy được xem là đã vi phạm quy định trên.
Trường hợp sử dụng bao bì cũ không có dấu hợp quy khi phân bón đã được công bố hợp quy thì có bị xử phạt hay không?
Sử dụng dấu hợp quy như thế nào cho đúng?
Khi sử dụng dấu hợp quy phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:
"Điều 4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
...
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết."
Sử dụng bao bì cũ không có dấu hợp quy khi phân bón đã công bố hợp quy có bị xử phạt hay không?
Trường hợp phân bón bên anh sản xuất, kinh doanh đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, bên anh đã thực hiện công bố hợp quy nhưng phân bón lại không sử dụng dấu hợp quy khi lưu thông trên thị trường thì bị xử phạt hành chính theo quy định tương ứng khoản 3, khoản 6 Điều 19 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (Sửa đổi bởi điểm b, c, điểm đ khoản 33 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
''Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;
b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;
c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
d) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
e) Sử dụng chất phụ gia, hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa, trừ trường hợp trong sản xuất, pha chế thực phẩm;
g) Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 3a và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.”
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng hư hỏng trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục mới nhất theo quy định?
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?